News

Chiến lược chuyển đổi số – Những điều doanh nghiệp cần biết

Ngày nay, khi nhắc đến chuyển đổi số hay áp dụng ứng dụng công cụ số không còn là bài toán dành riêng cho bộ phận công nghệ mà nó được áp dụng rộng rãi tới tất cả các cá nhân và phòng ban trong doanh nghiệp. Do đó, để chuyển đổi số tác động toàn diện, đồng bộ và đem lại lợi ích lâu dài tới toàn bộ doanh nghiệp thì bắt buộc doanh nghiệp cần phải có một chiến lược cụ thể. Hình thành tư duy chiến lược trong chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp đối phó với những rủi ro và tăng tốc chuyển đổi thành công. 

Chiến lược chuyển đổi số là gì?

Chiến lược chuyển đổi số là một kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật số để cải thiện khía cạnh vật lý của doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ. Về bản chất, chuyển đổi số là một chiến lược kinh doanh toàn diện. Xây dựng lộ trình chuyển đổi số ngắn hạn, và dài hạn được định hướng bởi kết quả hoạt động chứ không phải công nghệ hay nền tảng thiết yếu.

Một chiến lược chuyển đổi số là rất quan trọng để đảm bảo: Thiết kế lại toàn bộ mô hình kinh doanh với trọng tâm là trải nghiệm khách hàng; Các sáng kiến ​​công nghệ dựa trên kết quả và giá trị cao.

Các tổ chức triển khai chuyển đổi số cần phải thực hiện sự đổi mới và hiệu quả trong tầng lõi của tổ chức. Chuyển đổi số hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện các hoạt động làm thay đổi cách thức vận hành của tổ chức truyền thống. Do đó, chiến lược chuyển đổi số cần một số thành phần cơ bản phải đưa vào chiến lược.

Xây dựng một chiến lược chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt toàn diện các vấn để tổng quát doanh nghiệp đang gặp phải, đưa ra các mục tiêu phát triển rõ ràng, tái cấu trúc hoạt động, bố trí nguồn lực hợp lý để hướng tới sự phát triển lâu dài của tổ chức. Đồng thời, chiến lược chuyển đổi số cũng cần được liên tục cập nhật và phát triển để bắt kịp những thay đổi của mô hình kinh doanh.  

Tiêu chí xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Xây dựng chiến lược chuyển đổi số cần dựa trên bức tranh toàn cảnh thị trường cũng như giá trị doanh nghiệp nhận được trong tương lai. Theo đó, doanh nghiệp cần chú ý những tiêu chí sau đây:

Yếu tố thay đổi của môi trường cạnh tranh

Hãy hình dung về sự thay đổi của thị trường trong tương lai và khả năng cấp tiến của công nghệ trong việc đổi mới, tạo ra giá trị mới tại lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Ví dụ củng cố tăng sự tiện lợi và tốc độ trong dịch vụ, nâng cao tốc độ phản hồi, tạo ra không gian truy cập mở cho doanh nghiệp…

Khả năng tạo ra những trải nghiệm đột phá cho khách hàng

Đừng quên khách hàng luôn là yếu tố trung tâm của doanh nghiệp. Dựa trên nhu cầu khách hàng để phát triển những tiềm năng cạnh tranh có giá trị lớn nhất.

Phát triển văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp

Đội ngũ nhân sự số là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược chuyển đổi số thành công. Hãy đảm bảo sự thay đổi về phương thức làm việc cũ và làm việc mới có sự phối hợp và liên quan chặt chẽ. Bên cạnh đó, tập trung sử dụng tài năng có khả năng tự chủ và sáng tạo trở thành đầu tàu cho sự chuyển đổi số có thể giúp lan tỏa hiệu ứng chuyển đổi số đối với toàn bộ cấp độ nhân viên. Hướng tới sự đồng lòng giữa các cá nhân, phòng ban về mục đích cao cả của chuyển đổi số. 

Phương thức quản trị của doanh nghiệp

Duy trì bộ máy quản lý trong doanh nghiệp có thể giám sát và theo dõi chặt chẽ chuyển đổi số dựa trên mục tiêu, chỉ số và con người. Đó là sự phối hợp của tất cả các đầu mối quan trọng của tổ chức: trưởng nhóm, trưởng phòng, nhà quản lý các cấp, ban quản trị…

Với những biến động khó lường của thị trường, doanh nghiệp cần có một chiến lược rõ ràng, luôn tạo cho mình thế chủ động để định hình sự phát triển, đem đến sự bứt phá thành công.

Đánh giá kết quả các bước chuyển đổi số

Kết quả chuyển đổi số của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi định hướng chiến lược được đề ra. Một trong những yếu tố cơ bản là kết quả đầu ra phải được định hình rõ ràng khi thiết lập chiến lược và đảm bảo yếu tố logic với các phương pháp triển khai, các công nghệ lựa chọn. Tuy nhiên, chuyển đổi số là mới và chưa có tiền lệ, do đó việc định hình đầu ra có thể khó khăn. Vì vậy, phải có các phương án linh hoạt để đánh giá và xem xét, điều chỉnh kết quả kịp thời. Để thực hiện việc này thì chiến lược cần đặt ra các KPI để đánh giá triển khai các giai đoạn.

Sự linh hoạt là chìa khóa thành công cho chiến lược chuyển đổi số. Việc phải tuân theo chiến lược chuyển đổi số đã xây dựng là cần thiết, nhưng cũng phải sẵn sàng đón nhận những thay đổi nếu nó không diễn ra theo cách mong đợi.

Chuyển đổi số không chỉ là việc đầu tư mua sắm công nghệ đơn thuần mà nó đòi hỏi phải thay đổi văn hóa, quy trình tổ chức đặc biệt là sự vào cuộc của người đứng đầu. Vì vậy, chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp cần được xây dựng để xác định một tầm nhìn và định hướng phát triển thông suốt từ người lãnh đạo cho tới người triển khai, từ đó định hình được một con đường chuyển đổi số thành công của tổ chức./.

Cùng danh mục

Stay in the Loop

Get the daily email from CryptoNews that makes reading the news actually enjoyable. Join our mailing list to stay in the loop to stay informed, for free.

Đọc nhiều